Hotline


 
Phòng kinh doanh
Tên: Lê Mạnh Hùng
Số điện thoại: 0935 204 889
Email: manhhung.le87@gmail.com
Phòng kinh doanh
Tên: Trịnh Ngọc Tuấn
Số điện thoại: 0933 996 488 / 0985 828 323
Email: ngoc.tuan.dn90@gmail.com
Văn phòng mở cửa
Thứ 2 - 6:
Thứ 7:
Tin tức

Thép Trung Quốc đội lốt thép Việt Nam để trốn thuế của EU

13:52 - 22/11/2017
Cơ quan chống gian lận của Ủy ban châu Âu (OLAF) cho biết họ đã phát hiện ra thép Trung Quốc được vận chuyển qua Việt Nam và gắn mác "Made in Vietnam" để tránh bị đánh thuế theo quy định của khối.
 
OLAF cho biết, thép tráng hữu cơ do doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất đã được xuất khẩu sang Việt Nam để lấy giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ Việt Nam trước khi xuất khẩu sang EU. Với chiêu trò này, doanh nghiệp thép Trung Quốc đã trốn được khoản thuế chống bán phá giá gần 8,2 triệu euro (9,6 triệu USD) từ EU.


OLAF cho biết, lượng thép có liên quan tới vụ việc khá nhỏ và tình trạng này cũng đã chấm dứt từ cuối năm 2016. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều người tham gia giao dịch trên thị trường, Việt Nam, mặc dù không gian lận, nhưng vẫn là 'trung tâm' để doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện các mánh khóe thương mại về thép.

Sau khi phát hiện vụ việc, OLAF đã gửi các văn bản khuyến nghị tài chính tới cơ quan hải quan của các nước trong khu vực EU, gồm Bỉ, Hy Lạp, Slovenia, Italy, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Lithuania, Romania và Thụy Sĩ, nhằm thu hồi khoản thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp trên đối với thép Trung Quốc.

Căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và các quốc gia phương Tây tiếp tục gia tăng với việc Hoa Kỳ đưa ra một đường lối cứng rắn ngay cả đối với Trung Quốc, nhà sản xuất một nửa lượng thép của thế giới. Các nhà sản xuất phương Tây hy vọng EU sẽ đưa ra một cuộc điều tra gian lận tương tự Hoa Kỳ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc.

Mặc dù chưa có cuộc điều tra nào về vấn đề này, nhưng các nhà chức trách EU cho biết, họ sẽ không ngần ngại tiến hành điều tra nếu nhận được các cáo buộc gian lận.

Nhà phân tích Setherd Rosenfeld của Jefferies nhận định: "Nếu EU áp dụng thuế chống bán phá giá thép của Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, điều này sẽ trám các kẽ hở cho các nhà sản xuất châu Á khi tiếp cận thị trường EU".


 
Hoa Kỳ là do quy định ngay về việc các nhà sản xuất thép Trung Quốc chịu thuế Mỹ chuyển các chuyến hàng của họ sang Việt Nam để chế biến nhỏ thành thép chống cán nóng và chống ăn mòn, trước khi bán chúng sang Hoa Kỳ.

Theo một số ước tính, có tới 90% tổng giá trị thép Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được sản xuất ở Trung Quốc.

Hoa Kỳ cũng đang điều tra một trường hợp tương tự liên quan đến 1 triệu tấn nhôm Trung Quốc bị cáo buộc đã được vận chuyển tới Việt Nam và sau đó đến Mexico để trốn thuế của Hoa Kỳ. Trung Quốc hiện sản xuất một nửa sản lượng nhôm của thế giới.

"Vụ kiện của OLAF chắc chắn sẽ làm gia tăng những nghi ngờ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên nếu có khiếu nại của EU về việc gian lận thông qua Việt Nam", Laurent Ruessmann, một đối tác của công ty luật FieldFisher cho biết.

Các cơ quan chức năng ở Việt Nam hiện chưa có bình luận về vấn đề này, trong khi Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết họ chưa được thông báo về trường hợp của Hoa Kỳ hay OLAF.

Theo báo cáo của Cục thống kê thép thế giới (ISSB), nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với thép chống gỉ và thép cuộn lạnh xuất xứ từ Trung Quốc có xu hướng giảm từ sau khi chính phủ nước này quyết định áp thuế vào năm 2016, giảm xuống còn hơn 45.000 tấn từ mức 1,2 triệu tấn của năm 2015.
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu thép lớn thứ 6 trên thế giới.
 
Tuy nhiên, nhập khẩu hai sản phẩm này từ Việt Nam trong cùng kỳ lại tăng gấp 10 lần lên gần 700.000 tấn.

Tại EU, nhập khẩu thép chống gỉ Trung Quốc lại khá ổn định trong năm kết thúc vào tháng 8 nhưng đồng thời, nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam lại tăng mạnh. EU bắt đầu áp thuế chống trợ cấp đối với thép chống gỉ có xuất xứ từ Trung Quốc từ tháng 8 năm nay.

Việt Nam là quốc gia nhập khẩu thép lớn thứ 6 trên thế giới. Theo đó, Chính phủ đã áp đặt nhiều loại thuế đối với thép Trung Quốc trong những năm gần đây trong nỗ lực bảo hộ ngành công nghiệp thép trong nước và khắc phục tình trạng thâm hụt thương mại thép đối với Trung Quốc.

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), sản lượng thép của Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong năm ngoái lên 21,15 triệu tấn, gần như đáp ứng nhu cầu trong nước, ở mức 22,3 triệu tấn, theo Hiệp hội Thép Việt Nam.
Có thể bạn thích